Những Cuốn Sách Về Lịch Sử Việt Nam Cực Hay Bạn Đã Biết Chưa?
Khám phá các cuốn sách lịch sử Việt Nam đáng đọc nhất để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa đất nước.
CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM CHẠY DEADLINE NHƯ THẾ NÀO?
Deadline không chừa một ai, kể cả là các nhà văn Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu cách họ xử lý các áp lực và hoàn thành tác phẩm đúng hạn.
SỰ THẬT MẤT LÒNG: KHI “SỰ THẬT” CHỨA ĐẦY NHỮNG MIỆT THỊ, CHỈ TRÍCH?
“Trong các mối quan hệ xã hội, chúng ta có thể gặp phải những người rất thô lỗ. Họ nói ra những điều không hay với người khác với lý do “sự thật mất lòng”. Nhưng từ khi nào “sự thật” lại chứa đầy những lời lẽ châm biếm, công kích và miệt thị?”
Được trích dẫn trong cuốn sách “Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu” của tác giả Lê Bảo Ngọc, thông điệp này thực sự mang lại giá trị đáng phải suy ngẫm trong xã hội hiện nay. Khi có một cá nhân hay tổ chức nào mắc sai lầm, chúng ta thường có xu hướng chỉ trích và phán xét lỗi sai của họ. “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”, đây có lẽ là châm ngôn của một số thành phần khi cứ lên tiếng công kích người khác khi thấy ai đó bắt đầu sa chân xuống bùn nhỉ?
Nhân loại mang danh công lý, mang danh sự thật, mang danh tự do ngôn luận để tuỳ ý bày tỏ quan điểm của mình. Đôi khi trong những câu nói nhẹ tựa lông hồng ấy mang sức nặng không thể đong đếm được, đặc biệt là môi trường không gian mạng. Họ cần những lời phê bình mang tính khách quan hơn, có tính chất xây dựng và góp ý, chứ không phải những lời nhận xét đanh thép nhưng chỉ mang lại những nhục mạ, miệt thị ẩn giấu qua từng con chữ.
Vậy bạn đọc của Hadosa ơi, bạn nghĩ sao về tình trạng này hiện nay? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn cho Hadosa cùng nghe nhé!